Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

[Học C++] Bài2 - Hàm trong C++

Hàm giúp cho chương trình dễ hiểu,rõ ràng và dễ check errors

1. Cú phám cơ bản
[kiểu trả về]  [tên hàm] (tham số 1,tham số 2,...)
{
// thân hàm
}
- Kiểu trả về: Kiểu dữ liệu mà hàm trả về.. Nó có thể là int,char,con trỏ hay class..
Và nếu hàm không trả về giá trị,bạn nên dùng kiểu trả về là void.
- Tên hàm: Tên hàm (Chú ý không đặt trùng với từ khóa)..
- Tham số : Là các biến giữ giá trị khi hàm được gọi.Một hàm có thể có hoặc không có
tham số... Khi gọi hàm,hàm có bao nhiêu tham số thì lúc gọi hàm ta phải truyền vào bấy
nhiêu tham số... ví dụ dưới: hàm sum có 2 tham số x,y...trong hàm main() khi gọi hàm sum()
ta cũng phải truyền vào 2 biến..
Ví dụ: Hàm tính tổng 2 số
// hàm sum có 2 tham số đầu vào x,y
void sum(int x, int y)
{
    int z;
    z = x + y;
    cout << z;
}
int main()
{
    int a = 10;
    int b = 20;
    //gọi hàm sum ở trên,và truyền vào 2 đối số a,b
    sum (a, b);
}

2. Định nghĩa hàm
Hãy nhớ rằng Compiler thực thi chương trình trong hàm main() trước... Sau đó.nếu trong
hàm main() có gọi đến 1 hàm nào đó bạn tự khai báo.
Với các project nhỏ thì ta viết luôn hàm tự khởi tạo ở phía trên hàm main(),nhưng với các
chương trình lớn mà ta cần include rất nhiều các file như .h,.c thì không khả thi và sẽ sinh lỗi
... Vì khi hàm main() chạy thì hàm tự khởi tạo của chúng ta chưa hề được định nghĩa trước đó.
Mặc dù khi Compile chương trinhg vẫn OK,không lỗi :D
Để khắc phục: Người ta dùng phương pháp "Lời gọi hàm"
ví dụ với hàm sum() ở trên:
#include <iostream>
using namespace std;
int sum(int x,int y); //copy y nguyên hàm sum() thôi
void main ()
{
 int a,b = 1;
 int sum_val = sum(a,b);
}
// ham sum khai báo sau hàm main()
int sum (int x,int y) {
 int sum = x + y;
 return sum;
}

3. Gọi hàm
Hàm được gọi bởi tên hàm... Nếu hàm không có tham số,nó có thể được gọi trực tiếp thông qua tên hàm.
Với những hàm có tham số,chúng ta có 2 cách gọi:
- gọi bởi tham trị
- gọi bởi tham chiếu

3.1 Gọi hàm bằng tham trị
Là kĩ thuật gọi hàm,chúng ta truyền vào giá trị cho đối số cái sẽ được lưu trữ hoặc copy trong hàm.. Khi ra khỏi hàm giá trị đó không có tác dụng nữa.
Do đó,giá trị ban đầu KHÔNG THAY ĐỔI...
void calc(int x);
int main()
{
    int x = 10;
    calc(x);
    printf("%d", x); //in ra 10
}
int calc(int x)
{
    x = x + 10 ;
    return x;
}
Giải thích:
Giá trị thực của biến x không thay đổi,bởi vì ta truyền vào giá trị,do đó 1 biến copy của x sẽ được truyền vào.
Biến copy này sẽ bị hủy sau khi ra khỏi hàm calc().

* Cach 2:
int calc(int x);
int main()
{
    int x = 10;
    x = calc(x);
    printf("%d", x); //in ra 20-ok
}
int calc(int x)
{
    x = x + 10 ;
    return x;
}

3.2 Gọi hàm bằng tham chiếu
Khi muốn thay đổi giá trị của biến sau khi gọi hàm...
Ta truyền vào địa chỉ của biến,trong phương pháp này tham số chính thức có thể được thực hiện
như là tham chiếu hay con trỏ,cả 2 phương pháp đều giúp thay đổi giá trị biến ban đầu.
void calc(int *p);
int main()
{
    int x = 10;
    calc(&x);     // truyền địa chỉ của x,như 1 đối số
    printf("%d", x);
}
void calc(int *p)
{
    *p = *p + 10;
}



Author: Cong Neb
Alias: Dark Neb
Studied at: SET BKHN K57
Nếu copy tài liệu: Nhớ ghi nguồn tác giả..Tks

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét