Toàn bộ bộ giao thức Internet - một tập hợp các quy tắc và thủ tục - thường được gọi là TCP/IP, mặc dù trong bộ cũng có các giao thức khác.
TCP/IP chỉ định cách dữ liệu được trao đổi qua Internet bằng cách cung cấp thông tin trao đổi đầu cuối nhằm mục đích xác định cách thức nó được chia thành các gói, được gắn địa chỉ, vận chuyển, định tuyến và nhận ở điểm đến. TCP/IP không yêu cầu quản lý nhiều và nó được thiết kế để khiến mạng đáng tin cậy hơn với khả năng phục hồi tự động.
Có hai giao thức mạng chính trong bộ giao thức mạng phục vụ các chức năng cụ thể. TCP xác định cách các ứng dụng tạo kênh giao tiếp trong mạng. Ngoài ra, nó cũng quản lý cách các tin được phân thành các gói nhỏ trước khi được chuyển qua Internet và được tập hợp lại theo đúng thứ tự tại địa chỉ đến.
IP xác định cách gán địa chỉ và định tuyến từng gói để đảm bảo nó đến đúng nơi. Mỗi gateway trên mạng kiểm tra địa chỉ IP này để xác định nơi chuyển tiếp tin nhắn.
1. Lịch sử về giao thức TCP/IP
Cơ quan chỉ đạo các dự án nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến (Defense Advanced Research Projects Agency - DARPA), chi nhánh nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ, đã tạo ra model TCP/IP trong những năm 1970 để sử dụng trong ARPANET, một mạng diện rộng có trước Internet. TCP/IP ban đầu được thiết kế cho hệ điều hành Unix và được tích hợp vào tất cả các hệ điều hành sau nó. Model TCP/IP và các giao thức liên quan hiện được Internet Engineering Task Force duy trì.
Giao thức TCP/IP hoạt động như thế nào?
TCP/IP sử dụng mô hình giao tiếp máy khách/máy chủ, trong đó người dùng hoặc thiết bị (máy khách) được một máy tính khác (máy chủ) cung cấp một dịch vụ (giống như gửi một trang web) trong mạng.
Nói chung, bộ giao thức TCP/IP được phân loại là không có trạng thái, có nghĩa là mỗi yêu cầu của máy khách được xem là mới bởi vì nó không liên quan đến yêu cầu trước. Việc không có trạng thái này giúp giải phóng đường mạng, do đó chúng có thể được sử dụng liên tục.
Tuy nhiên, tầng vận chuyển lại có trạng thái. Nó truyền một tin nhắn duy nhất và kết nối của nó vẫn giữ nguyên cho đến khi nhận được tất cả các gói trong tin nhắn và tập trung tại điểm đến.
Mô hình TCP/IP hơi khác so với mô hình OSI (Open Systems Interconnection - Mô hình kết nối các hệ thống mở) bảy lớp được thiết kế sau nó, nó xác định cách các ứng dụng giao tiếp trong một mạng.
2. Các tầng của TCP/IP
TCP/IP được chia thành bốn tầng, mỗi tầng bao gồm các giao thức cụ thể.
3. Các thuộc tính của TCP/IP
TCP/IP có nhiều thuộc tính quan trọng mà chúng ta cần xem xét. Đặc biệt, cần chú ý đến cách bộ giao thức TCP/IP giải quyết những vấn đề sau: (1) Địa chỉ logic, (2) Định tuyến, (3) Dịch vụ tạo địa chỉ tên, (4) Kiểm tra lỗi và kiểm soát giao thông, (5) Hỗ trợ ứng dụng. Những vấn đề này là cốt lõi của TCP/IP.
Địa chỉ logic
Một bộ điều hợp mạng (network adapter) có một địa chỉ vật lý cố định và duy nhất. Địa chỉ vật lý là một con số cho trước gắn vào bộ điều hợp tại nơi sản xuất. Trong mạng cục bộ, những giao thức chỉ chú trọng vào phần cứng sẽ vận chuyển dữ liệu theo mạng vật lý nhờ sử dụng địa chỉ vật lý của bộ điều hợp. Có nhiều loại mạng và mỗi mạng có cách thức vận chuyển dữ liệu khác nhau. Ví dụ, một mạng Ethernet, một máy tính gửi thông tin trực tiếp tới bộ phận trung gian. Bộ điều phối mạng của mỗi máy tính sẽ lắng nghe tất cả các tín hiệu truyền qua lại trong mạng cục bộ để xác định thông tin nào có địa chỉ nhận giống của mình.
Tất nhiên, với những mạng rộng hơn, các bộ điều hợp không thể lắng nghe tất cả các thông tin. Khi các bộ phận trung gian trở nên quá tải với số lượng máy tính được thêm mới, hình thức hoạt động này không thể hoạt động hiệu quả.
Các nhà quản trị mạng thường phải chia vùng mạng bằng cách sử dụng các thiết bị như bộ định tuyến để giảm lượng giao thông. Trên những mạng có định tuyến, người quản trị cần có cách để chia nhỏ mạng thành những phần nhỏ (gọi là tiểu mạng) và thiết lập các cấp độ để thông tin có thể di chuyển tới đích một cách hiệu quả. TCP/IP cung cấp khả năng chia tiểu mạng thông qua địa chỉ logic. Một địa chỉ logic là địa chỉ được thiết lập bằng phần mềm của mạng. Trong TCP/IP, địa chỉ logic của một máy tính được gọi là địa chỉ IP. Một địa chỉ IP bao gồm: mã số (ID) mạng, dùng để xác định mạng; ID tiểu mạng, dùng để xác định vị trí tiểu mạng trong hệ thống; ID máy nguồn (chủ), dùng để xác định vị trí máy tính trong tiểu mạng.
Hệ thống tạo địa chỉ IP cũng cho phép quản trị mạng đặt ra hệ thống số của mạng một cách hợp lý để khi cần mở rộng có thể dễ dàng bổ sung và quản lý.
Định tuyến
Bộ định tuyến là thiết bị đặc biệt có thể đọc được thông tin địa chỉ logic và điều khiển dữ liệu trên mạng tới được đích của nó.
Ở mức độ đơn giản nhất, bộ định tuyến phân chia tiểu vùng từ hệ thống mạng (xem hình 1.3). Dữ liệu cần chuyển tới địa chỉ nằm trong tiểu vùng đó, nên không qua bộ định tuyến. Nếu dữ liệu cần tới máy tính nằm ngoài tiểu vùng của máy gửi đi (máy chủ), thì bộ định tuyến sẽ làm nhiệm vụ của mình. Trong những mạng có quy mô rộng lớn hơn, như Internet chẳng hạn, sẽ có vô vàn bộ định tuyến và cung cấp các lộ trình khác nhau từ nguồn tới đích
TCP/IP bao gồm các giao thức có chức năng xác định cách các bộ định tuyến tìm lộ trình trong mạng.
Giải pháp địa chỉ dạng tên
Mặc dù địa chỉ IP số có thể thân thiện hơn với địa chỉ vật lý của adapter mạng, nhưng IP được thiết kế chỉ đơn giản là nhằm tạo sự thuận tiện cho máy tính chứ không phải con người. Mọi người chắc chắn sẽ gặp phải khó khăn khi nhớ các địa chỉ như 111.121.131.146 hay 111.121.131.156. Vì thế, TCP/IP cung cấp một địa chỉ dạng ký tự tương ứng với địa chỉ số, những địa chỉ ký tự này được gọi là tên miền hay DNS (Dịch vụ tên miền). Một số máy tính đặc biệt được gọi là máy chủ quản lý tên miền lưu trữ các bảng hướng dẫn cách gắn tên miền với địa chỉ số.
Kiểm tra lỗi và kiểm soát giao thông
Bộ giao thức TCP/IP cung cấp các thuộc tính đảm bảo mức độ tin cậy của việc vận chuyển dữ liệu trên mạng. Những thuộc tính này bao gồm việc kiểm tra lỗi trong quá trình vận chuyển (để xác định dữ liệu đã tới nơi chính là cái đã được gửi đi) và xác nhận việc thông tin đã được nhận. Lớp Vận chuyển của TCP/IP xác định các việc kiểm tra lỗi và xác nhận thông qua giao thức TCP. Nhưng giao thức ở cấp thấp hơn, Lớp Truy cập Mạng, cũng đóng một vai trò trong toàn bộ quá trình kiểm tra lỗi.
Cơ quan chỉ đạo các dự án nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến (Defense Advanced Research Projects Agency - DARPA), chi nhánh nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ, đã tạo ra model TCP/IP trong những năm 1970 để sử dụng trong ARPANET, một mạng diện rộng có trước Internet. TCP/IP ban đầu được thiết kế cho hệ điều hành Unix và được tích hợp vào tất cả các hệ điều hành sau nó. Model TCP/IP và các giao thức liên quan hiện được Internet Engineering Task Force duy trì.
Giao thức TCP/IP hoạt động như thế nào?
TCP/IP sử dụng mô hình giao tiếp máy khách/máy chủ, trong đó người dùng hoặc thiết bị (máy khách) được một máy tính khác (máy chủ) cung cấp một dịch vụ (giống như gửi một trang web) trong mạng.
Nói chung, bộ giao thức TCP/IP được phân loại là không có trạng thái, có nghĩa là mỗi yêu cầu của máy khách được xem là mới bởi vì nó không liên quan đến yêu cầu trước. Việc không có trạng thái này giúp giải phóng đường mạng, do đó chúng có thể được sử dụng liên tục.
Tuy nhiên, tầng vận chuyển lại có trạng thái. Nó truyền một tin nhắn duy nhất và kết nối của nó vẫn giữ nguyên cho đến khi nhận được tất cả các gói trong tin nhắn và tập trung tại điểm đến.
Mô hình TCP/IP hơi khác so với mô hình OSI (Open Systems Interconnection - Mô hình kết nối các hệ thống mở) bảy lớp được thiết kế sau nó, nó xác định cách các ứng dụng giao tiếp trong một mạng.
2. Các tầng của TCP/IP
TCP/IP được chia thành bốn tầng, mỗi tầng bao gồm các giao thức cụ thể.
- Tầng ứng dụng cung cấp các ứng dụng với trao đổi dữ liệu được chuẩn hóa. Các giao thức của nó bao gồm Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP), Giao thức truyền tập tin (File Transfer Protocol - FTP), Giao thức POP3, Giao thức truyền tải thư tín đơn giản (Simple Mail Transfer Protocol - SMTP) và Giao thức quản lý mạng đơn giản (Simple Network Management Protocol - SNMP).
- Tầng giao vận chịu trách nhiệm duy trì liên lạc đầu cuối trên toàn mạng. TCP xử lý thông tin liên lạc giữa các máy chủ và cung cấp điều khiển luồng, ghép kênh và độ tin cậy. Các giao thức giao vận gồm giao thức TCP và giao thức UDP (User Datagram Protocol), đôi khi được sử dụng thay thế cho TCP với mục đích đặc biệt.
- Tầng mạng, còn được gọi là tầng Internet, có nhiệm vụ xử lý các gói và kết nối các mạng độc lập để vận chuyển các gói dữ liệu qua các ranh giới mạng. Các giao thức tầng mạng gồm IP và ICMP (Internet Control Message Protocol), được sử dụng để báo cáo lỗi.
- Tầng vật lý bao gồm các giao thức chỉ hoạt động trên một liên kết - thành phần mạng kết nối các nút hoặc các máy chủ trong mạng. Các giao thức trong lớp này bao gồm Ethernet cho mạng cục bộ (LAN) và Giao thức phân giải địa chỉ (Address Resolution Protocol - ARP).
3. Các thuộc tính của TCP/IP
TCP/IP có nhiều thuộc tính quan trọng mà chúng ta cần xem xét. Đặc biệt, cần chú ý đến cách bộ giao thức TCP/IP giải quyết những vấn đề sau: (1) Địa chỉ logic, (2) Định tuyến, (3) Dịch vụ tạo địa chỉ tên, (4) Kiểm tra lỗi và kiểm soát giao thông, (5) Hỗ trợ ứng dụng. Những vấn đề này là cốt lõi của TCP/IP.
Địa chỉ logic
Một bộ điều hợp mạng (network adapter) có một địa chỉ vật lý cố định và duy nhất. Địa chỉ vật lý là một con số cho trước gắn vào bộ điều hợp tại nơi sản xuất. Trong mạng cục bộ, những giao thức chỉ chú trọng vào phần cứng sẽ vận chuyển dữ liệu theo mạng vật lý nhờ sử dụng địa chỉ vật lý của bộ điều hợp. Có nhiều loại mạng và mỗi mạng có cách thức vận chuyển dữ liệu khác nhau. Ví dụ, một mạng Ethernet, một máy tính gửi thông tin trực tiếp tới bộ phận trung gian. Bộ điều phối mạng của mỗi máy tính sẽ lắng nghe tất cả các tín hiệu truyền qua lại trong mạng cục bộ để xác định thông tin nào có địa chỉ nhận giống của mình.
Tất nhiên, với những mạng rộng hơn, các bộ điều hợp không thể lắng nghe tất cả các thông tin. Khi các bộ phận trung gian trở nên quá tải với số lượng máy tính được thêm mới, hình thức hoạt động này không thể hoạt động hiệu quả.
Các nhà quản trị mạng thường phải chia vùng mạng bằng cách sử dụng các thiết bị như bộ định tuyến để giảm lượng giao thông. Trên những mạng có định tuyến, người quản trị cần có cách để chia nhỏ mạng thành những phần nhỏ (gọi là tiểu mạng) và thiết lập các cấp độ để thông tin có thể di chuyển tới đích một cách hiệu quả. TCP/IP cung cấp khả năng chia tiểu mạng thông qua địa chỉ logic. Một địa chỉ logic là địa chỉ được thiết lập bằng phần mềm của mạng. Trong TCP/IP, địa chỉ logic của một máy tính được gọi là địa chỉ IP. Một địa chỉ IP bao gồm: mã số (ID) mạng, dùng để xác định mạng; ID tiểu mạng, dùng để xác định vị trí tiểu mạng trong hệ thống; ID máy nguồn (chủ), dùng để xác định vị trí máy tính trong tiểu mạng.
Hệ thống tạo địa chỉ IP cũng cho phép quản trị mạng đặt ra hệ thống số của mạng một cách hợp lý để khi cần mở rộng có thể dễ dàng bổ sung và quản lý.
Định tuyến
Bộ định tuyến là thiết bị đặc biệt có thể đọc được thông tin địa chỉ logic và điều khiển dữ liệu trên mạng tới được đích của nó.
Ở mức độ đơn giản nhất, bộ định tuyến phân chia tiểu vùng từ hệ thống mạng (xem hình 1.3). Dữ liệu cần chuyển tới địa chỉ nằm trong tiểu vùng đó, nên không qua bộ định tuyến. Nếu dữ liệu cần tới máy tính nằm ngoài tiểu vùng của máy gửi đi (máy chủ), thì bộ định tuyến sẽ làm nhiệm vụ của mình. Trong những mạng có quy mô rộng lớn hơn, như Internet chẳng hạn, sẽ có vô vàn bộ định tuyến và cung cấp các lộ trình khác nhau từ nguồn tới đích
TCP/IP bao gồm các giao thức có chức năng xác định cách các bộ định tuyến tìm lộ trình trong mạng.
Giải pháp địa chỉ dạng tên
Mặc dù địa chỉ IP số có thể thân thiện hơn với địa chỉ vật lý của adapter mạng, nhưng IP được thiết kế chỉ đơn giản là nhằm tạo sự thuận tiện cho máy tính chứ không phải con người. Mọi người chắc chắn sẽ gặp phải khó khăn khi nhớ các địa chỉ như 111.121.131.146 hay 111.121.131.156. Vì thế, TCP/IP cung cấp một địa chỉ dạng ký tự tương ứng với địa chỉ số, những địa chỉ ký tự này được gọi là tên miền hay DNS (Dịch vụ tên miền). Một số máy tính đặc biệt được gọi là máy chủ quản lý tên miền lưu trữ các bảng hướng dẫn cách gắn tên miền với địa chỉ số.
Kiểm tra lỗi và kiểm soát giao thông
Bộ giao thức TCP/IP cung cấp các thuộc tính đảm bảo mức độ tin cậy của việc vận chuyển dữ liệu trên mạng. Những thuộc tính này bao gồm việc kiểm tra lỗi trong quá trình vận chuyển (để xác định dữ liệu đã tới nơi chính là cái đã được gửi đi) và xác nhận việc thông tin đã được nhận. Lớp Vận chuyển của TCP/IP xác định các việc kiểm tra lỗi và xác nhận thông qua giao thức TCP. Nhưng giao thức ở cấp thấp hơn, Lớp Truy cập Mạng, cũng đóng một vai trò trong toàn bộ quá trình kiểm tra lỗi.
Hỗ trợ ứng dụng
Bộ giao thức phải cung cấp giao diện cho ứng dụng trên máy tính để những ứng dụng này có thể tiếp cận được phần mềm giao thức và có thể vào mạng. Trong TCP/IP, giao diện từ mạng cho tới ứng dụng chạy trên máy ở mạng cục bộ được thực hiện thông qua các kênh logic gọi là cổng (port). Mỗi cổng có một số đánh dấu.
Bộ giao thức phải cung cấp giao diện cho ứng dụng trên máy tính để những ứng dụng này có thể tiếp cận được phần mềm giao thức và có thể vào mạng. Trong TCP/IP, giao diện từ mạng cho tới ứng dụng chạy trên máy ở mạng cục bộ được thực hiện thông qua các kênh logic gọi là cổng (port). Mỗi cổng có một số đánh dấu.
4. Giao thức TCP/IP hoạt động như thế nào?
Như tên của nó, TCP/IP là sự kết hợp của hai giao thức riêng biệt: Giao thức kiểm soát truyền tin (TCP) và giao thức Internet (IP). Giao thức Internet cho phép các gói được gửi qua mạng; Nó cho biết các gói tin được gửi đi đâu và làm thế nào để đến đó. IP có một phương thức cho phép bất kỳ máy tính nào trên Internet chuyển tiếp gói tin tới một máy tính khác thông qua một hoặc nhiều khoảng (chuyển tiếp) gần với người nhận gói tin. Bạn có thể nghĩ về nó giống như các công nhân trong một đường chuyền tảng đá từ một mỏ đá đến một chiếc xe tải khai thác mỏ.
Giao thức điều khiển truyền dẫn có trách nhiệm đảm bảo việc truyền dữ liệu đáng tin cậy qua các mạng kết nối Internet. TCP kiểm tra các gói dữ liệu xem có lỗi không và gửi yêu cầu truyền lại nếu có lỗi được tìm thấy.
Các giao thức TCP/IP phổ biến nhất
HTTP – Được sử dụng giữa một web client và một web server, để truyền dữ liệu không an toàn. Một web client(tức là trình duyệt Internet trên máy tính) gửi một yêu cầu đến một web server để xem một trang web. Máy chủ web nhận được yêu cầu đó và gửi thông tin trang web về cho web client.
HTTPS – Được sử dụng giữa một web client và một web server, để truyền dữ liệu an toàn. Thường được sử dụng để gửi dữ liệu giao dịch thẻ tín dụng hoặc dữ liệu cá nhân khác từ một web client(ví dụ trình duyệt Internet trên máy tính) tới một web server.
FTP – Được sử dụng giữa hai hoặc nhiều máy tính. Một máy tính gửi dữ liệu đến hoặc nhận dữ liệu từ máy tính khác một cách trực tiếp.
Tên miền và địa chỉ TCP/IP
Địa chỉ TCP/IP cho một trang web hoặc web server thường không dễ nhớ. Để khắc phục vấn đề này, một tên miền (domain) được sử dụng thay thế. Ví dụ: 216.58.216.188 là một trong những địa chỉ IP của Google và google.com là tên miền. Sử dụng phương pháp này, thay vì một bộ số, giúp người dùng dễ dàng nhớ địa chỉ web của:https://cogetechcorp.blogspot.com/
5.Sự khác nhau giữa giao thức TCP và UDP
Bạn có thể đã thấy TCP và UDP khi thiết lập chuyển tiếp cổng trên routerhoặc khi cấu hình phần mềm tường lửa. Hai giao thức này được sử dụng cho kiểu dữ liệu khác nhau.
TCP/IP là một bộ các cổng được thiết bị sử dụng để giao tiếp qua Internet và hầu hết các mạng cục bộ. Nó được đặt tên theo hai giao thức ban đầu của nó - Transmission Control Protocol (TCP) và Internet Protocol (IP). TCP cung cấp cho các ứng dụng cách để chuyển (và nhận) một luồng gói thông tin đã được đặt hàng và kiểm tra lỗi qua mạng. Giao thức User Datagram Protocol (UDP) được các ứng dụng sử dụng để vận chuyển một luồng dữ liệu nhanh hơn bằng cách bỏ qua kiểm tra lỗi. Khi cấu hình phần cứng hoặc phần mềm mạng bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Điểm giống nhau giữa hai giao thức
TCP và UDP đều là các giao thức được sử dụng để gửi các bit dữ liệu - được gọi là các gói tin - qua Internet. Cả hai giao thức đều được xây dựng trên giao thức IP. Nói cách khác, dù bạn gửi gói tin qua TCP hay UDP, gói này sẽ được gửi đến một địa chỉ IP. Những gói tin này được xử lý tương tự bởi vì chúng được chuyển tiếp từ máy tính của bạn đến router trung gian và đến điểm đích.
TCP và UDP không phải là giao thức duy nhất hoạt động trên IP, tuy nhiên, chúng được sử dụng rộng rãi nhất.
Cách thức hoạt động của TCP
TCP là giao thức được sử dụng phổ biến nhất trên Internet. Khi bạn yêu cầu một trang web trong trình duyệt, máy tính sẽ gửi các gói tin TCP đến địa chỉ của máy chủ web, yêu cầu nó gửi lại trang web. Máy chủ web phản hồi bằng cách gửi một luồng các gói tin TCP, mà trình duyệt web của bạn kết hợp với nhau để tạo thành trang web. Khi click vào liên kết, đăng nhập, đăng nhận xét hoặc làm bất kỳ điều gì khác, trình duyệt web của bạn sẽ gửi gói tin TCP tới máy chủ và máy chủ gửi lại các gói tin cho TCP.
Giao thức TCP có độ tin cậy cao, các gói tin được gửi bằng TCP sẽ được theo dõi do vậy dữ liệu sẽ không bị mất hoặc hỏng trong quá trình vận chuyển. Đó là lý do tại sao file tải xuống không bị hỏng ngay cả khi mạng có vấn đề. Tất nhiên, nếu bên nhận hoàn toàn ngoại tuyến, máy tính của bạn sẽ từ bỏ và bạn sẽ thấy một thông báo lỗi ghi nó không thể giao tiếp với máy chủ lưu trữ từ xa.
Giao thức TCP đạt được điều này theo hai cách. Đầu tiên, nó yêu cầu các gói tin bằng cách đánh số chúng. Thứ hai, nó kiểm tra lỗi bằng cách yêu cầu bên nhận gửi phản hồi đã nhận được cho bên gửi. Nếu bên gửi không nhận được phản hồi đúng, nó có thể gửi lại gói tin để đảm bảo bên nhận nhận chúng một cách chính xác.
Bạn có thể đã thấy TCP và UDP khi thiết lập chuyển tiếp cổng trên routerhoặc khi cấu hình phần mềm tường lửa. Hai giao thức này được sử dụng cho kiểu dữ liệu khác nhau.
TCP/IP là một bộ các cổng được thiết bị sử dụng để giao tiếp qua Internet và hầu hết các mạng cục bộ. Nó được đặt tên theo hai giao thức ban đầu của nó - Transmission Control Protocol (TCP) và Internet Protocol (IP). TCP cung cấp cho các ứng dụng cách để chuyển (và nhận) một luồng gói thông tin đã được đặt hàng và kiểm tra lỗi qua mạng. Giao thức User Datagram Protocol (UDP) được các ứng dụng sử dụng để vận chuyển một luồng dữ liệu nhanh hơn bằng cách bỏ qua kiểm tra lỗi. Khi cấu hình phần cứng hoặc phần mềm mạng bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Điểm giống nhau giữa hai giao thức
TCP và UDP đều là các giao thức được sử dụng để gửi các bit dữ liệu - được gọi là các gói tin - qua Internet. Cả hai giao thức đều được xây dựng trên giao thức IP. Nói cách khác, dù bạn gửi gói tin qua TCP hay UDP, gói này sẽ được gửi đến một địa chỉ IP. Những gói tin này được xử lý tương tự bởi vì chúng được chuyển tiếp từ máy tính của bạn đến router trung gian và đến điểm đích.
TCP và UDP không phải là giao thức duy nhất hoạt động trên IP, tuy nhiên, chúng được sử dụng rộng rãi nhất.
Cách thức hoạt động của TCP
TCP là giao thức được sử dụng phổ biến nhất trên Internet. Khi bạn yêu cầu một trang web trong trình duyệt, máy tính sẽ gửi các gói tin TCP đến địa chỉ của máy chủ web, yêu cầu nó gửi lại trang web. Máy chủ web phản hồi bằng cách gửi một luồng các gói tin TCP, mà trình duyệt web của bạn kết hợp với nhau để tạo thành trang web. Khi click vào liên kết, đăng nhập, đăng nhận xét hoặc làm bất kỳ điều gì khác, trình duyệt web của bạn sẽ gửi gói tin TCP tới máy chủ và máy chủ gửi lại các gói tin cho TCP.
Giao thức TCP có độ tin cậy cao, các gói tin được gửi bằng TCP sẽ được theo dõi do vậy dữ liệu sẽ không bị mất hoặc hỏng trong quá trình vận chuyển. Đó là lý do tại sao file tải xuống không bị hỏng ngay cả khi mạng có vấn đề. Tất nhiên, nếu bên nhận hoàn toàn ngoại tuyến, máy tính của bạn sẽ từ bỏ và bạn sẽ thấy một thông báo lỗi ghi nó không thể giao tiếp với máy chủ lưu trữ từ xa.
Giao thức TCP đạt được điều này theo hai cách. Đầu tiên, nó yêu cầu các gói tin bằng cách đánh số chúng. Thứ hai, nó kiểm tra lỗi bằng cách yêu cầu bên nhận gửi phản hồi đã nhận được cho bên gửi. Nếu bên gửi không nhận được phản hồi đúng, nó có thể gửi lại gói tin để đảm bảo bên nhận nhận chúng một cách chính xác.
Cách thức hoạt động của UDP
Giao thức UDP hoạt động tương tự như TCP, nhưng nó bỏ qua quá trình kiểm tra lỗi. Khi một ứng dụng sử dụng giao thức UDP, các gói tin được gửi cho bên nhận và bên gửi không phải chờ để đảm bảo bên nhận đã nhận được gói tin, do đó nó lại tiếp tục gửi gói tin tiếp theo. Nếu bên nhận bỏ lỡ một vài gói tin UDP, họ sẽ mất vì bên gửi không gửi lại chúng. Do đó thiết bị có thể giao tiếp nhanh hơn.
UDP được sử dụng khi tốc độ nhanh và không cần thiết sửa lỗi. Ví dụ, UDP thường được sử dụng cho các chương trình phát sóng trực tiếp và game online.
Giả dụ, bạn đang xem phát video trực tiếp, thường được phát bằng UDP thay vì TCP. Máy chủ sẽ gửi một luồng liên tục các gói tin UDP tới máy tính đang xem. Nếu bạn mất kết nối trong vài giây, video sẽ bị dừng hoặc bị giật trong giây lát và sau đó chuyển sang bit hiện tại của chương trình phát sóng. Nếu bạn chỉ bị mất gói tin nhỏ, video hoặc âm thanh có thể bị méo trong giây lát vì video sẽ tiếp tục phát mà không có dữ liệu bị thiếu.
Điều này hoạt động tương tự trong các trò chơi trực tuyến. Nếu bạn bỏ lỡ một số gói tin UDP, nhân vật người chơi có thể dịch chuyển trên bản đồ khi bạn nhận gói tin UDP mới. Việc bỏ qua sửa lỗi của TCP sẽ giúp tăng tốc kết nối trò chơi và giảm độ trễ.
6. Ưu điểm của TCP/IP
TCP/IP không thuộc và chịu sự kiểm soát của bất kỳ công ty nào, do đó bộ giao thức mạng này có thể dễ dàng sửa đổi. Nó tương thích với tất cả các hệ điều hành, vì vậy có thể giao tiếp với các hệ thống khác. Ngoài ra, nó còn tương thích với tất các các loại phần cứng máy tính và mạng.
TCP/IP có khả năng mở rộng cao và như một giao thức có thể định tuyến, nó có thể xác định đường dẫn hiệu quả nhất thông qua mạng.
TCP/IP không thuộc và chịu sự kiểm soát của bất kỳ công ty nào, do đó bộ giao thức mạng này có thể dễ dàng sửa đổi. Nó tương thích với tất cả các hệ điều hành, vì vậy có thể giao tiếp với các hệ thống khác. Ngoài ra, nó còn tương thích với tất các các loại phần cứng máy tính và mạng.
TCP/IP có khả năng mở rộng cao và như một giao thức có thể định tuyến, nó có thể xác định đường dẫn hiệu quả nhất thông qua mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét