Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Hướng dẫn sửa chữa chip do cấu hình Debug sai (cho STM32)

Hướng dẫn sửa chữa chip do cấu hình Debug sai (cho STM32)

Nếu như bạn không thể nạp được chip lần nữa sau lần nạp đầu tiên thì tức là bạn đã không cấu hình Debug (hoặc cấu hình sai). Khi đó chip sẽ mặc định chân PA13 và PA14 không phải là chân nạp chip theo chuẩn SWD nữa nên mọi hoạt động cố gắng nạp cho chip lúc này trở nên vô ích.

Rất may vẫn có cách để khắc phục sự cố này, bạn có thể làm theo các bước sau:
B1: Tạo lại chương trình của bạn bằng STM32CubeMX và lần này cấu hình đúng như trong hướng dẫn nạp chip.
B2: Sau khi tạo lại code trên trình biên dịch (Keilv5 hoặc IAR for STM32) bạn biên dịch chương trình đó.
B3: Trước khi cắm lại mạch nạp, bạn phải cắm jump nối vào BOOT0 và BOOT1. Sau đó bạn cắm mạch nạp vào máy tính.

Trong trường hợp bạn dùng kit khác bạn phải đảm bảo chân BOOT0 phải được cấp mức 1 vào BOOT1 (PB2) phải cấp mức 0 như bảng dưới đây (có thể tham khảo chi tiết hơn trong “Reference Manual” của chip )


Image result for boot configuration stm32

B4: Lúc này chip sẽ chạy ở trong vùng nhớ System của chip.
Do chip đã truy cập vào vùng nhớ System nên không có khả năng truy cập vào vùng nhớ Flash (chứa chương trình của bạn) nữa nên bạn hoàn toàn có thể nạp lại chương trình của bạn trong chế độ này.
B5: Sau khi bạn nạp xong chương trình với cấu hình đúng, bạn phải rút mạch nạp ra và gỡ jump nối ở BOOT0 và BOOT1 để chip có thể truy cập lại vào vùng nhớ Flash.
B6: Cắm lại mạch nạp và bạn có thể thấy chương trình của bạn lúc này đã hoạt động và bạn có thể nạp lại chương trình.

Chúc các bạn thành công.



[Học ARM-Học STM32] Nạp code cho chip STM32

Nạp code cho chip STM32-Boot cho Chip STM32

Một số bạn không sử dụng KIT STM32 sẵn có mà sử dụng mạch DIY STM32 hay các Shield tự phát triển dùng STM32 thì cách nap code cho chip là điều cần phải biết.Sau đây mình xin hướng dẫn các bạn cách nạp code cho chip STM32:
B1: Nối các chân 3.3V,RST, GND từ mạch nạp ST-Link vào các chân tương ứng ở trên kit. Với chân TCK , TMS trên mạch nạp các bạn nối tương ứng với chân SWCLK, SWDIO trên kit.
B2.Tạo ra chương trình nạp code cho chip. Các bạn có thể làm chương trình “Blink Led”.
Chú ý:
Với những bạn không sử dụng kit STM32F4 Discovery(Kit này nạp qua cổng USB), ở mục Pinout (phần điều chỉnh ngoại vi của chip) các bạn phải vào mục SYS (màu xanh) và chọn ở trong thanh kéo Debug là “Serial Wire” nếu không chip của bạn sẽ chỉ có thể nạp 1 lần được thôi.
Ví dụ nếu bạn dùng chip STM32F103C8 bạn chỉnh như hình:


4

Sau khi chỉnh mode Debug như trên chân PA13 và PA14 sẽ hiện như hình:

5


Nếu bị sự cố (vô tình không thực hiện như mục ở trên) bạn có thể khắc phục như sau: Khắc phục nạp sai
B3: Cắm mạch nạp vào máy tính để tiến hành quá trình nạp.

Note:
Tuy nhiên có những trường hợp do chân swd clk và swd io bạn đã remap cho nó thực hiện chức năng khác và ko còn nạp chương trình được nữa. Lúc đó cần dùng tới chân reset. Và khi chân reset cũng bị remap nốt thì lúc này bạn phải nạp qua bootloader. Lúc này mới cần thiết lập chân boot.

Nạp code cho chip sử dụng môi trường MDK-ARM (KeilC) :
Chú ý,cấu hình Max Clock trong phần Setting của: ST-Link Debugger là 4MHZ nhé.
Port thì bạn dùng gì bạn cấu hình như vậy.



Một số bạn không có Max Clock là 4Mhz là do cấu hình của ST-Link Debugger đã cũ các bạn phải Update nó:
Các bạn theo đường dẫn:Keil C 5\ARM\STLink chạy 
ST-LinkUpgrade là được nhé.

Một số trường hợp nạp code cho KIT/Chip qua mạch nạp không được,ta phải bootloader cho nó:Nạp thông qua UART như sau:


Chuẩn bị: Kit STM32

USB UART to TTL (PL2003,FT232...vv)

Bước 1.Kiểm tra driver UART TTL xem có chưa,chưa có các bạn cài đặt nhé
tùy loại mà có driver riêng.
Bước 2. Cài đặt phần mềm Flash Loader Demonstrator của ST:
Bước 3. Kết nối
Các bạn chú ý: Chân RX của kit STM sẽ nối với chân TX của Module chuyển đổi.
Chân TX của kit STM sẽ nối với chân RX của Module chuyển đổi
GND-GND
VCC-VCC (Chú ý,một số module chuyển đổi USB to TTL có VCC=5V thì bạn phải lắp mạch chia áp dùng 2 điện trở là được 3.3V)
Còn lại các bạn tự làm nhé,nó rất dễ thôi.Chúng ta nên tự mò mẫm thì kinh nghiệm mới nhanh lên được.Thân !

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Kĩ thuật điều khiển động cơ điện-Mạch cầu H

Xin chào các bạn,điều khiển động cơ luôn là một đề tài hấp dẫn và được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống đến nhà máy,thiết bị hiện đại: Vũ khí quốc phòng,vệ tinh...vv

Tuy nhiên nhiều bạn chỉ hiểu cách điều khiển động cơ mà không hiểu tường tận nguyên tắc hoạt động cũng như nguyên tắc bảo vệ nó (Đây là cái quan trọng nhất mà mỗi một kĩ sư phải nắm rõ)
Hôm nay mình xin trình bày chi tiết nhất về động cơ:

  • Thứ 1. Động cơ là gì? Cấu tạo ra sao? Các bạn tự tìm hiểu
  • Thứ 2. Tìm hiểu về "Hiện tượng cảm ứng điện từ"
  • Thứ 3. Nguyên tắc bảo vệ động cơ.
Hiện tượng cảm ứng điện từ:
Khái niệm: 
Dòng điện cảm ứng trong một mạch điện kín phải có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra chống lại sự biến thiên của từ thông qua mạch.Đó là quy tắc xác định chiều của dòng điện cảm ứng và được gọi là định luật Lenz.

Mạch trên là mạch cầu H dùng để điều khiển động cơ:
4 Transitor trên dùng để đóng ngắt theo cặp: Cho phép đảo chiều động cơ.
4 con diode trên có tác dụng gì:
- Ban đầu: Khi cho động cơ chạy,sẽ không có dòng đi qua 4 con diode kia.
- Khi tắt động cơ: Động cơ sẽ chuyển chức năng trở thành một máy phát. Áp ở máy phát lúc này lớn hơn nguồn cấp (12V) nên sẽ đi qua 2 con diode trên cùng trở về nguồn,tránh đi qua 2 con Transitor sẽ làm hỏng nó.Ta gọi là trả năng lượng về nguồn.
Các bạn có thể thay diode bằng Led sẽ thấy lúc tắt động cơ,2 bóng led sẽ lóe sáng.

Theo như sơ đồ trên, ta có A và B là 2 cực điều khiển được mắc nối tiếp với 2 điện trở hạn dòng, Tùy vào loại transistor bạn đang dùng mà trị số điện trở này khác nhau. Phải đảm bảo rằng dòng điện qua cực Base của các transistor không quá lớn để làm hỏng chúng. Trung bình thì dùng điện trở 1k Ohm.


A ở mức LOW và B ở mức HIGH:
Ở phía A, transistor Q1 mở, Q3 đóng. Ở phía B, transistor Q2 đóng, Q 4 mở. Dó đó, dòng điện trong mạch có thể chạy từ nguồn 12V đến Q1, qua động cơ đến Q4 để về GND. Lúc này, động cơ quay theo chiều thuận. Bạn để ý các cực (+) và (-) của động cơ là sẽ thấy.

A ở mức HIGH và B ở mức LOW:
Ở phía A, transistor Q1 đóng, Q3 mở. Ở phía B, transistor Q2 mở, Q 4 đóng. Dó đó, dòng điện trong mạch có thể chạy từ nguồn 12V đến Q2, qua động cơ đến Q3 để về GND. Lúc này, động cơ quay theo chiều ngược.

A và B cùng ở mức LOW:
Khi đó, transistor Q1 và Q2 mở nhưng Q3 và Q4 đóng. Dòng điện không có đường về được GND do đó không có dòng điện qua động cơ - động cơ không hoạt động.

A và B cùng ở mức HIGH:
Khi đó, transistor Q1 và Q2 đóng nhưng Q3 và Q4 mở. Dòng điện không thể chạy từ nguồn 12V ra do đó không có dòng điện qua động cơ - động cơ không hoạt động.

Như vậy, để dừng động cơ, điện áp ở 2 cực điều khiển phải bằng nhau.

Bảo vệ động cơ xoay chiều như thế nào:
Với động cơ DC thì hầu như không cần thiết,do điện áp thấp cũng như sự ảnh hưởng nhỏ đến hệ thống.Sau đây mình xin giới thiệu về động cơ AC:
Động cơ điện thường có các bảo vệ như quá tải-quá nhiệt, ngắn mạch, mất pha, bảo vệ "không".
Trong các sự cố ( về điện) nguy hiểm nhất là ngắn mạch nên các động cơ đều phải có bảo vệ ngắn mạch.thường sử dụng aptomat hoặc cầu chì (dùng trong mạch điều khiển) để bv ngắn mạch.
- BV quá tải-quá nhiệt bằng rơ le nhiệt
- BV mất pha có thể dùng rơ le bảo vệ mất pha hoặc dùng rơ le trung gian.
- BV " không" có thể dùng các nút ấn hoàn nguyên hoặc tiếp điểm của rơ le, contactor.
Ngoài bảo vệ ngắn mạch, các loại bảo vệ khác tùy trường hợp có thể có hoặc không.
ngoài ra, ở các động cơ điện dùng trong hệ thống làm hàng ( cẩu , tời,...) thường có phanh cơ khí để bảo vệ trong trường hợp mất điện đột ngột.

[Arduino cơ bản] Các lệnh cơ bản trong Arduino

[Arduino cơ bản] Các lệnh cơ bản trong Arduino
Image result for arduino
1. digitalRead() :

Chức năng: Đọc giá trị số ở pin của Arduino
Cú pháp: digitalRead(pin);

Giá trị trả về: HIGH hoặc LOW
Ví dụ:

int LED = 13; // mắc 1 led vào chân 13
int Btn = 7; //mắc 1 nút bấm
int value=0; //giá trị trả về của hàm digitalRead

void setting( ) {
pinMode(LED,13);
pinMode(Btn,7);
}

void loop( ) {
value=digitalRead(Btn); //đọc tín hiệu số ở chân 7
digitalWrite(LED,value); //ghi tín hiệu số ra chân 13
}

Trong hàm trên khi ta bấm nút thì LED sẽ sáng,còn không bấm nút LED sẽ tắt tương ứng với hàm digitalRead() trong Arduino.

Lưu ý: Các chân Analog cũng có thể được sử dụng như chân Digital nhé. (Ví dụ các chân A0,A1...vv)

[Arduino cơ bản] Cân điện tử với HX711 và Arduino


Cân điện tử với Loadcell, HX711 và Arduino.

Xin chào các bạn,hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn làm cân điện tử.
Các thiết bị(module) cần sử dụng:
1.Loadcell
2.Module ADC Hx711
3.Kit Arduino bất kì.

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu 1 chút về các thiết bị trên:
1.Loadcell là gì?
Các Loadcell là các cảm biến lực(Khối lượng,monen xoắn...vv)
Khi có một lực tác động lên loadcell,loadcell sẽ chuyển đổi lực tác dụng thành tín hiệu điện.
Vậy tại sao nó có thể chuyển đổi thành điện áp được?
Nguyên nhân là các loadcell sử dụng điện trở (loại strain gauge-đây là loại điện trở thay đổi điện trở khi có tác dụng của lực lên nó)
Cấu trúc của strain gauge như sau:
Loadcell là gì ? Cấu tạo loadcell

Loadcell là gì ?

Cấu tạo chính của Loadcell như hình dưới:Nó sử dụng nguyên lý mạch cầu Wheatstone.
Ban đầu cầu cân bằng,điện áp ra bằng 0V.Khi có lực tác động lên điện trở strain gauge(được mắc dưới bàn cân) nó sẽ thay đổi giá trị => Mạch cầu không còn cân bằng nữa => Xuất hiện điện áp ở 2 điểm (Như hình). Từ đó ta lấy được khối lượng từ mức điện áp trả về.

Image result for strain gauge resistor


Thông tin về Loadcell các bạn có thể tìm hiểu thêm trên google nhé.Thân
2.Module ADC Hx711

Đây là module chuyển đổi tương tự-số ADC (Analog Digital Convert):
Độ phân giải 24bit và giao tiếp 2 dây với vi điều khiển: 2 chân SCK (Clock) và DT (Data).

Thông số kĩ thuật:
- Điện áp hoạt động: 2.7 V - 5V
- Dòng tiêu thụ <1.5mA
-Tốc độ lấy mẫu:10-80 SPS(Có thể tùy chỉnh)
-Độ phân giải điện áp:40mV

Datasheet Hx711 (PDF) : 
https://drive.google.com/file/d/0B0tmnvAt3D4aeGVicnBLTDdmWE0/view

Nhiều bạn hỏi mình,có nhiều module ADC,sao bắt buộc phải dụng module Hx711 này?
Xin trả lời như sau: Do output của loadcell có điện áp rất nhỏ,cở khoảng:1-3mV. Vì vậy cần những bộ ADC có độ phân giải cao để có thể đọc được mức điện áp mV trên.
Các bạn có thể sử dụng các bộ ADC 8bit nhưng chắc chắn đọc về sẽ toàn là 0 (Do độ phân giải 8bit => Độ phân giải  Analog = 5V/256 = 19.53mV > 1-3mV của output loadcell nên không đọc được đâu nhé.Haha)


3.Kết nối Hx711 với Arduino (Ở đây mình sử dụng Arduino Uno)
Các bạn chú ý đấu đúng màu dây từ loadcell về Hx711 nhé.

Image result for adc hx711

4. Sample code
Thư viện : Mình sử dụng thư viện của Scott Russel (Có trên Arduino Library).


Code thoai nào:

#include <Q2HX711.h>
#define SCK A0
#define DT A1

Q2HX711 hx711(DT,SCK);
void setup() {
  Serial.begin(9600);
}

void loop() {
 Serial.println(hx711.read()/100.0);
 delay(500);
}

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Ngắt trong STM32 là gì?


Image result for stm32

Ngắt trong vi điều khiển STM32 là gì?
Interrupt là gì?

Xin chào các bạn,sau đây mình xin giới thiệu chức năng ngắt trong STM32
Giống như Timer,Ngắt là một module rất quan trọng của STM32,sử dụng ngắt giúp chúng ta không phải mất thời gian kiểm tra liên tục đoạn chương trình nào đó,ngoài ra chúng ta có thể sử dụng ngắt để đồng thời cho STM32 cùng 1 lúc làm"nhiều nhiệm vụ" .

Khi điều kiện ngắt xảy ra,vi điều khiển sẽ tạm dừng chương trình đang thực hiện để nhảy tới chương trình ngắt,sau khi thực hiện xong chương trình ngắt,STM32 tiếp tục thực hiện các chương trình trước đó đang làm.

Chú ý:Chương trình ngắt không có đối số truyền vào và cũng không được gọi trực tiếp từ hàm main() hay một chương trình con khác.

Để hiểu rõ hơn về Ngắt(Interrupt) chúng ta cùng xem ví dụ sau:

void main() {
while(1) {
LED1=1;
delay_ms(1000);
LED1=0;
delay_ms(1000);

if(button)
LED2=1;
else
LED2=0;
}
}

Chúng ta có thể thấy: LED1 sẽ luôn nhấp nháy mỗi 1s.
Khi ta bấm nút (button) thì LED2 đôi khi sẽ không sáng.Nguyên nhân là sao? Do trong ngôn ngữ C/C++ các hàm đều thực hiện theo nguyên tắc tuần tự (Từ trên xuống dưới):
Giả sử hàm main () đang thực hiện lệnh:
LED1=1;
delay_ms(1000);
Lúc này,dù ta có bấm nút thì LED2 cũng sẽ không sáng do chương trình đang trong hàm delay_ms().

Để khắc phục,ta phải sử dụng Ngắt(Interrupt).
Ở bài sau mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng Ngắt trong STM32.

XIn cảm ơn,hẹn gặp lại.




Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Tổng hợp tất cả các lệnh AutoCAD cơ bản nhất.

Tổng hợp tất cả các lệnh AutoCAD cơ bản nhất.

AutoCAD là gì? AutoCAD là phần mềm ứng dụng CAD để vẽ (tạo) bản vẽ kỹ thuật bằng vectơ 2D hay bề mặt 3D, được phát triển bởi tập đoàn Autodesk. Với phiên bản đầu tiên được phát hành vào cuối năm 1982, AutoCAD là một trong những chương trình vẽ kĩ thuật đầu tiên chạy được trên máy tính cá nhân, nhất là máy tính IBM. Ngược lại, phần nhiều phần mềm vẽ kĩ thuật thời này được sử dụng trên thiết bị đầu cuối đồ họa (graphics terminal) nối với máy tính lớn hay máy trạm. Dưới đây là những lệnh cơ bản nhất trong Auto CAD.



Tổng hợp tất cả lệnh cơ bản nhất trong Auto CAD


1. 3A ­- 3DARRAY: Sao chép thành dãy trong 3D
2. 3DO - ­3DORBIT: Xoay đối tượng trong không gian 3D
3. 3F - 3DFACE: Tạo mặt 3D
4. 3P ­- 3DPOLY: Vẽ đường PLine không gian 3 chiều

A
5. A ­- ARC: Vẽ cung tròn
6. AA -­ AREA: Tính diện tích và chu vi 1
7. AL ­- ALIGN: Di chuyển, xoay, scale
8. AR -­ ARRAY: Sao chép đối tượng thành dãy trong 2D
9. ATT -­ ATTDEF: Định nghĩa thuộc tính
10. ATE ­- ATTEDIT: Hiệu chỉnh thuộc tính của Block

B
11. B ­- BLOCK :Tạo Block
12. BO -­ BOUNDARY: Tạo đa tuyến kín
13. BR ­- BREAK: Xén 1 phần đoạn thẳng giữa 2 điểm chọn

C
14. C ­- CIRCLE: Vẽ đường tròn
15. CH -­ PROPERTIES: Hiệu chỉnh tính chất của đối tượng
16. CHA -­ ChaMFER: Vát mép các cạnh
17. CO, CP -­ COPY: Sao chép đối tượng

D
18. D -­ DIMSTYLE: Tạo kiểu kích thước
19. DAL ­- DIMALIGNED: Ghi kích thước xiên
20. DAN ­- DIMANGULAR: Ghi kích thước góc
21. DBA -­ DIMBASELINE: Ghi kích thước song song
22. DCO ­- DIMCONTINUE: Ghi kích thước nối tiếp
23. DDI ­- DIMDIAMETER: Ghi kích thước đường kính
24. DED ­- DIMEDIT: Chỉnh sửa kích thước
25. DI ­- DIST: Đo khoảng cách và góc giữa 2 điểm
26. DIV -­ DIVIDE: Chia đối tượng thành các phần bằng nhau
27. DLI ­- DIMLINEAR: Ghi kích thước thẳng đứng hay nằm ngang
28. DO ­- DONUT: Vẽ hình vành khăn
29. DOR -­ DIMORDINATE: Tọa độ điểm
30. DRA ­- DIMRADIU: Ghi kích thước bán kính
31. DT ­- DTEXT: Ghi văn bản

E
32. E ­- ERASE: Xoá đối tượng
33. ED -­ DDEDIT: Hiệu chỉnh kích thước
34. EL ­- ELLIPSE: Vẽ elip
35. EX ­- EXTEND: Kéo dài đối tượng
36. EXIT -­ QUIT: Thoát khỏi chương trình
37. EXT ­- EXTRUDE: Tạo khối từ hình 2D F
38. F ­- FILLET: Tạo góc lượn/ Bo tròn góc
39. FI -­ FILTER: Chọn lọc đối tượng theo thuộc tính

H
40. H -­ BHATCH: Vẽ mặt cắt
41. H -­ HATCH: Vẽ mặt cắt
42. HE -­ HATCHEDIT: Hiệu chỉnh mặt cắt
43. HI -­ HIDE: Tạo lại mô hình 3D với các đường bị khuất

I
44. I -­ INSERT: Chèn khối
45. I - ­INSERT: Chỉnh sửa khối được chèn
46. IN ­- INTERSECT: Tạo ra phần giao của 2 đối tượng

L
47. L­ - LINE: Vẽ đường thẳng
48. LA ­- LAYER: Tạo lớp và các thuộc tính
49. LA -­ LAYER: Hiệu chỉnh thuộc tính của layer
50. LE ­- LEADER: Tạo đường dẫn chú thích
51. LEN -­ LENGTHEN: Kéo dài/ thu ngắn đối tượng với chiều dài cho trước
52. LW ­- LWEIGHT: Khai báo hay thay đổi chiều dày nét vẽ
53. LO - LAYOUT: Tạo layout
54. LT -­ LINETYPE: Hiển thị hộp thoại tạo và xác lập các kiểu đường
55. LTS ­- LTSCALE: Xác lập tỉ lệ đường nét

M
56. M ­- MOVE: Di chuyển đối tượng được chọn
57. MA -­ MATCHPROP: Sao chép các thuộc tính từ 1 đối tượng này sang 1 hay nhiều đối t­ượng khác
58. MI ­- MIRROR: Lấy đối xứng quanh 1 trục
59. ML -­ MLINE: Tạo ra các đường song song
60. MO - PROPERTIES: Hiệu chỉnh các thuộc tính
61. MS - MSPACE: Chuyển từ không gian giấy sang không gian mô hình
62. MT - MTEXT: Tạo ra 1 đoạn văn bản
63. MV - MVIEW: Tạo ra cửa sổ động

O
64. O - OFFSET: Sao chép song song

P
65. P - PAN: Di chuyển cả bản vẽ
66. P - PAN: Di chuyển cả bản vẽ từ điểm 1 sang điểm thứ 2
67. PE - PEDIT: Chỉnh sửa các đa tuyến
68. PL - PLINE: Vẽ đa tuyến
69. PO - POINT: Vẽ điểm
70. POL - POLYGON: Vẽ đa giác đều khép kín
71. PS - PSPACE: Chuyển từ không gian mô hình sang không gian giấy

R
72. R - REDRAW: Làm tươi lại màn hình
73. REC - RECTANGLE: Vẽ hình chữ nhật
74. REG­ - REGION: Tạo miền
75. REV -­ REVOLVE: Tạo khối 3D tròn xoay
76. RO ­- ROTATE: Xoay các đối tượng được chọn xung quanh 1 điểm
77. RR - RENDER: Hiển thị vật liệu, cây cảnh, đèn,... đối tượng

S
78. S -­ StrETCH: Kéo dài/ thu ngắn/ tập hợp đối tượng
79. SC -­ SCALE: Phóng to, thu nhỏ theo tỷ lệ
80. SHA -­ SHADE: Tô bóng đối tượng 3D
81. SL -­ SLICE: Cắt khối 3D
82. SO -­ SOLID: Tạo ra các đa tuyến bố thể được tô đầy
83. SPL ­- SPLINE: Vẽ đường cong bất kỳ
84. SPE -­ SPLINEDIT: Hiệu chỉnh spline
85. ST -­ STYLE: Tạo các kiểu ghi văn bản
86. SU -­ SUBTRACT: Phép trừ khối

T
87. T - MTEXT: Tạo ra 1 đoạn văn bản
88. TH -­ THICKNESS: Tạo độ dày cho đối tượng
89. TOR ­- TORUS: Vẽ Xuyến
90. TR ­- TRIM: Cắt xén đối tượng

U
91. UN ­- UNITS: Định đơn vị bản vẽ
92. UNI -­ UNION: Phép cộng khối

V
93. VP -­ DDVPOINT: Xác lập hướng xem 3 chiều

W
94. WE ­ WEDGE: Vẽ hình nêm/chêm

X
95. X­ - EXPLODE: Phân rã đối tượng
96. XR - XREF: Tham chiếu ngoại vào các File bản vẽ

Z
97. Z - ZOOM: Phóng to,­ Thu nhỏ
Để tạo ra phím tắt cho 1 lệnh cad nào đó ta thực hiện như sau:

Vào menu Tool chọn Customize Edit program parameters (tới đây thì các bạn cũng sẽ thấy danh sách lệnh tắt).

VD: Lệnh COPY: lệnh tắt là CO/CP bây giờ muốn đổi chữ khác: OC/PC chẳng hạn (lưu ý là không được trùng với các lệnh đã có)­ thì tìm dòng lệnh COPY trong danh sách ­ xóa CO/CP­ thay bằng OP/PC sau đó Save ở dòng lệnh Command: gõ lệnh REINIT ­CHỌN pgp FILE ­OK

Lúc này bạn gõ OC/PC là lệnh copy.

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Các phím tắt hay dùng trong Altium


Image result for altium

I. Trong vẽ mạch nguyên lý (Schematic)
- Mở thư viện : D+B
- Xoay linh kiện : Space
-

- Đặt tên tự động (Với Altium >16) : T A U
- Check lỗi : C C
- Update sang PCB : D+U
II.Trong vẽ mạch PCB
- Thiết lập luật : D R
- Ấn số 2 để xem 2D
- Ấn số 3 để xem 3D
- Hiển thị toàn bộ mạch : V F
- Đi dây : P+T
- Đổi Layer: ấn L
- TAB : Thay đổi thông số đường mạch
- Đổi góc đi dây : Shift + Space
- Q: Đổi kích thước giữa mil và mm
- Lỗi linh kiện bị xanh : T+M
- Đặt via : đang đi dây ấn số 2.
- Đo kích thước : Ctrl + M
- Chọn Layer vẽ mạch : D K
- Chọn view configtion : O D
- Chỉ mở 1 Layer,các Layer khác sẽ ẩn : Shift + S
- Đi,kéo nhiều dây cùng lúc :U M
- Sắp xếp linh kiện thẳng hàng : AL,AT,AB,AR
- G : Chỉnh chế độ lưới.
- Bo tròn chân linh kiện : T D
- Thêm chữ,String : P S
- Đổ đồng : P G

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Module Lora RF : E32 TTL 100

Lora RF E32 TTL 100:

Image result for lora e32 ttl 100

- Module thu phát RF E32-TTL-100 3000m 433Mh SX1278 sử dụng chip SX1278 của nhà sản xuất SEMTECH mang đến hai yếu tố quan trọng là tiết kiệm năng lượng và khoảng cách phát siêu xa
 (Ultimate long range wireless solution).
- Module thu phát RF E32-TTL-100 3000m 433Mh SX1278 được tích hợp phần chuyển đổi giao tiếp SPI của SX1278 sang UART giúp việc giao tiếp và sử dụng rất dễ dàng, chỉ cần kết nối với Software của hãng để cấu hình địa chỉ, tốc độ và công suất truyền là có thể sử dụng (cần mua thêm mạch chuyển USB-UART để kết nối máy tính).
Electrical Parameter:
- Model: E32-TTL-100 RF
- IC chính: SX1278 từ SEMTECH.

- Điện áp hoạt đông: 2.3 - 5.5 VDC (The voltage higher than 5.5V is forbidden)
- Điện áp giao tiếp: TTL
- Giao tiếp UART Data bits 8, Stop bits 1, Parity none, tốc độ từ 1200 - 115200.
- Tần số: 410 - 441Mhz ( Chủ yếu ở 433MHz)
- Công suất: 20dbm (100mW)
- Khoảng cách truyền tối đa trong điều kiện lý tưởng: 3000m
- Tốc độ truyền: 0.3 - 19.2 Kbps ( mặc định 2.4 Kbps)
- 512bytes bộ đệm.
- Hỗ trợ 65536 địa chỉ cấu hình. Have 32 chanel.
- Sensitivity : -138 dBm

-Operating Temperature:-40 to 85 oC

+ Sử dụng phần mềm : RF_Setting_V3.35 của Chengdu để cấu hình thông số.


Lưu ý: Lúc cấu hình cho Module thì phải để module ở Mode 3 nhé ( M0,M1 nối qua trở 10k và đấu vs VCC)

+ Module giao tiếp với MCU thông qua giao tiếp UART nên rất dễ lập trình.
Module thu phát RF E32-TTL-100 3000m 433Mh SX1278